Nghiên cứu cho thấy di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc.
Hiện nay, một số gen có liên quan tới bệnh ung thư phổi được xác định gồm:
Gen EGFR: Đột biến gen EGFR T790M ở tế bào dòng mầm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt ở người không hút thuốc. Đột biến rất hiếm tuy nhiên được ước tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lên 31%.
Gen TP53: Đây là gen ức chế khối u. Đột biến gen TP53 ở các tế bào dòng mầm làm mất khả năng ức chế khối u do đó tăng nguy cơ xuất hiện ung thư ở nhiều cơ quan trong đó có ung thư phổi và ung thư thường khởi phát sớm.
Hội chứng Li-Fraumeni là hội chứng di truyền hiếm gặp liên quan đến đột biến này. Các khối u liên quan đến hội chứng này bao gồm ung thư vú, sarcoma mô mềm, sarcoma xương, u não và ung thư biểu mô vỏ thượng thận.
Ung thư phổi xảy ra ở 2,3-6,8% bệnh nhân mắc hội chứng Li-Fraumeni thường là nam giới, với độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 48 tuổi. Trong một số báo cáo, đột biến EGFR đã được phát hiện ở những bệnh nhân mắc hội chứng Li-Fraumeni phát triển ung thư phổi. Việc mất chức năng p53 có thể giải phóng trình tự khởi động của gen EGFR và làm cho gen này dễ bị đột biến hơn.
Gen BRCA: Đột biến gen BRCA ở tế bào dòng mầm thường được nhắc tới trong ung thư vú và buồng trứng di truyền. Tuy nhiên, những người mang đột biến gen này cũng có nguy cơ mắc một số loại ung thư khác như phổi, thận, gan.
Gen HER2: là một gen gây ung thư trong họ EGFR. Nó biểu hiện quá mức ở bệnh nhân ung thư vú với tần suất 15-20%. Tuy nhiên, trong ung thư phổi, đột biến soma của HER2 là rất hiếm. Những đột biến như vậy được tìm thấy trong 1,6-2,5% các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ. Chúng thường gặp ở nữ giới, châu Á, không hút thuốc, ung thư biểu mô tuyến, có liên quan đến đáp ứng điều trị kém.
Một số gen khác: HER2, YAP1, CHECK2… Các đột biến gen này ở tế bào dòng mầm cũng có liên quan tới việc hình thành ung thư phổi.
" alt=""/>Ung thư phổi liệu có di truyền không?Tất cả vẫn đang chỉ là truyền miệng, chưa được xác minh. Nhưng hậu quả là một số trong giới mày râu ngại rau răm có trong những món ăn truyền thống không thể thiếu rau răm như các món: thủy, hải sản (nghêu sò, hến luộc, xào, nấu canh…; cá bống thệ kho (đặc sản xứ Huế); chả rươi, thịt rùa xé phay…).
Với miền Bắc, thịt gà nói chung ăn với lá chanh, nhưng trong bún thang phải có rau răm. Còn ở miền Nam, nhiều món gà phải có rau răm, đặc biệt trong món gà hấp răm thì tuyệt vời và răm trong gà hấp đó thì còn “trên tuyệt vời”. Có nhiều đấng mày râu đã sẵn sàng chịu giảm “chuyện ấy” để được khoái khẩu với các món hấp răm này (nếu thực sự rau răm làm giảm “chuyện ấy”).
RR có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mụcnói: rau răm trừ độc trong tôm cá. Nam dược thần hiệu nói: Trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Các sách về sau còn dùng rau răm để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai. Người dân Campuchia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…
Rau răm là một trong số rau thơm chủ yếu ở dạng tươi, có lẽ để phát huy thành phần tinh dầu có trong rau răm. Tinh dầu có lẽ là chất chủ công để rau răm đóng vai trò là một trong các loại rau thơm gia vị, rau răm kích thích ăn ngon miệng, sẽ ăn được nhiều và như thế dễ dẫn đến kết quả ăn no ấm cật, dâm dật suốt đêm. Nghĩa là rau răm có tác dụng: Tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến? Còn trong sách mới của tác giả Tây y thì nói, RR sáp tinh tức là cố tinh, bền tinh cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn.
Một số thực đơn có rau răm sáp tinh:
Trứng lộn rau răm: Rau răm làm giảm mùi tanh, tiêu thực và sáp tinh. Có thể uống thêm chút rượu bia để dẫn thuốc thì càng mạnh.
Châu chấu rang thơm ngon nhưng kích dục, hãy thêm răm.
Cháo thịt dê, tỏa dương, cần thêm rau răm. Thịt dê và tỏa dương đều bổ dương. Rau răm khử mùi, tiêu thực và sáp tinh.
Lẩu cá kèo: Cá kèo bổ thận. Rau răm chống hoạt tinh.
Nhuyễn thể (nghêu, sò, hến) luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm. Rau răm còn tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm Rau răm. Con rươi có tính hàn. Thêm vỏ quýt và rau răm để giảm tính hàn.
Thịt gà với người miền Nam lại thích ăn với rau răm. Trong món bún thang Hà Nội và gỏi lòng gà đều có rau răm.
Canh thịt bò rau răm: Thịt bò thái nhỏ, rau răm thái vụn, cà chua.
Gỏi bò rau răm (bò khô): thịt bò khô, đu đủ ương thái chỉ, rau răm, dầu giấm, tương ớt.
Các món gỏi hoặc nộm đều có rau răm để tăng khẩu vị và tiêu thực.
Cá bống thệ là đặc sản của người Huế: món này gồm cá bống thệ, thịt ba chỉ, rau răm và gia vị. Trong món này, rau răm còn khử mùi cá tanh và tiêu thực.
Có ý kiến: Các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.
Theo BS. Nguyễn Văn Thuận
Sức khoẻ & Đời sống
" alt=""/>Rau răm có thực sự là "kẻ thù" của tình dục?Khối u sưng phồng vùng cổ khiến H. luôn phải xõa tóc dài che đi khối u (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Ngay khi phát hiện khối u, dù còn rất nhỏ, H. đã được mẹ đưa đi khám ở nhiều cơ sở y tế chuyên khoa nhi và ung bướu, với mong muốn có thể cắt bỏ sớm. Tuy nhiên, lần nào hai mẹ con cũng thất vọng quay về vì bác sĩ nói không mổ được do khối u nằm ở vị trí nguy hiểm.
Cô gái luôn phải để tóc dài, trời nóng mấy cũng không chịu buộc tóc vì muốn che đi khối u phồng to bên cổ. 2 năm gần đây, u phát triển to nhanh khiến cổ cô bị sưng phồng, khó cử động vùng cổ, đôi khi đau vùng cổ gáy như điện giật.
TS.BS Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, H. mắc bệnh đa u xơ thần kinh, đây là một căn bệnh khá hiếm gặp nhưng trường hợp của bệnh nhân hoàn toàn có thể phẫu thuật và nên thực hiện phẫu thuật.
Vị trí u sát với các dây thần kinh trọng yếu nên bệnh nhân phải đối mặt với những tai biến có thể gặp như liệt dây thần kinh, tê bì, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng não bộ...
Theo TS Nghĩa, dù cô gái mang khối u lành nhưng kích thước lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, hơn nữa vẫn có thể ác tính hóa, vì vậy, tốt nhất nên phẫu thuật sớm nhất.
"Tuy nhiên, đây là một ca phẫu thuật khó do u có kích thước lên tới 8cm, xuất phát từ tủy sống, nằm ngay dưới nền sọ, kẹt giữa xương sọ và xương cột sống, gần động tĩnh mạch cảnh nuôi nửa đầu bên trái, khối cơ cổ.
Vị trí u sát với các dây thần kinh trọng yếu nên bệnh nhân phải đối mặt với những tai biến có thể gặp như liệt dây thần kinh, tê bì, rối loạn cảm giác, ảnh hưởng não bộ. Không chỉ vậy, điều khiến ekip phẫu thuật lo ngại nhất là nguy cơ chảy máu ồ ạt do tổ chức mủn nát, khó cầm, đe dọa tính mạng bệnh nhân", TS Nghĩa thông tin.
Sau khi giải thích cả lợi ích, nguy cơ, gia đình H. và bản thân cô vẫn mong muốn được phẫu thuật để không còn phải chịu những cơn đau, sự tự ti khi có khối u sưng phồng ngay cổ.
Ekip phẫu thuật thực hiện ca mổ rất thận trọng, chú ý từng milimet đường mổ. Các bác sĩ đã lấy trọn vẹn khối u, bệnh nhân mất ít máu nên hồi phục nhanh chóng, vết mổ liền nhanh.
Sau mổ, bệnh nhân không rối loạn cảm giác vùng đầu cổ, vận động không bị ảnh hưởng, đặc biệt đã có một chiếc cổ bình thường như bao người khác.
" alt=""/>Thiếu nữ Hà Nội ám ảnh khối u hiểm sưng phồng ở cổ suốt 7 năm